Nguồn gốc của 7 nốt nhạc trên khuông nhạc

 7 nốt nhạc "Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si" có vẻ quá quen thuộc đối với chúng ta nói chung và người học nhạc nói riêng. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc 7 nốt nhạc tại sao lại có tên như vậy? Ai đã đặt tên cho nó? Nó có ý nghĩa như thế nào? Hôm nay, Hoàng Thái Music xin chia sẻ đến các bạn nguồn gốc của 7 nốt nhạc chính này nhé!

Nguồn gốc của 7 nốt nhạc 

Nguồn gốc của 7 nốt nhạc bắt đầu từ thời kỳ trung cổ khoảng thế kỷ XI. Linh mục người Ý, Guido d’Arezzo đã dùng cách đặt nốt nhạc này để dạy trẻ em học hát. 

nguồn gốc của 7 nốt nhạc

Xem ngay: Giá đàn piano cơ nên mua tầm bao nhiêu cho người mới

Linh mục Guido theo huấn luyện tại tu viện Benedictine tại Pompasa gần thành phố Ferrara - Italy, ngài được xem như là nhạc trưởng cho ban nhạc ở khắp mọi nơi, ngài đào tạo những người không biết gì về âm nhạc thành ca sĩ. Cha và một người bạn (Linh mục Michael) đã biên soạn một quyển Thánh ca để dùng trong việc thờ phượng trong Tu viện bằng cách ghi chú âm nhạc theo kiểu mới.

Cha Guido đã sáng kiến một hệ thống tên những nốt nhạc, đặt căn bản trên những giai điệu dể nhớ. Ngài đã sử dụng bản nhạc ca tụng Thánh Gioan Baotixita “Ut queant laxis“ để áp dụng vào hệ thống tên những nốt nhạc.

  • UT queant laxis
  • REsonare fibris
  • MIra getostorum
  • FAmuli tuo’rum
  • SOLve polluti
  • LAbii rea’tum

Nguồn gốc của 7 nốt nhạc - Ý nghĩa “Ut, re, mi, fa, sol, la”

Nốt đầu tiên là nốt thấp nhất trong thang âm, và những câu sau đó bằng một nốt cao hơn câu trước đó. Rồi Guido dùng chữ đầu của mỗi câu để đặt tên cho nốt nhạc của thang âm. Câu đầu của bài thánh ca là “Ut queant laxis”. Do đó, Guido đặt tên cho nốt đầu tiên là Ut. Câu thứ hai bắt đầu bằng mấy chữ “resonare fibris”. Rồi Guido đặt tên cho nốt thứ nhì là Re. Bài thánh ca có 6 câu, chính vì vậy ông đặt những nốt nhạc để hát như sau, “Ut, re, mi, fa, sol, la”. Nốt si/ti sau đó một thời gian khá lâu mới được thêm vào cho trọn bộ của thang âm.

nguồn gốc của 7 nốt nhạc

Xem ngay: Đơn vị bán đàn piano giá rẻ – sở hữu kho đàn piano lớn nhất tại TPHCM

 Các nốt nhạc "Ut, Re, Mi" làm thế nào trở thành "Do, Re, Mi"?

Vào thế kỷ 17 một Linh mục người Ý nghĩ “Do” có âm hay hơn “Ut”, nên từ đó “Do” được thông dụng. Ngoài ra “Do” có lẽ cũng ảnh hưởng của chữ Dominus trong tiếng Ý, có nghĩa là Chúa. Bên cạnh đó cũng có giả thuyết nói rằng từ “Do” ra đời là để tưởng nhớ đến Linh mục Guido đã có công đặt tên cho bảy âm thanh cho đến nay cả thế giới đang dùng.

nguồn gốc của 7 nốt nhạc

Trước thế kỷ X, cách Việt Nam ký hiệu nốt nhạc

Ở Việt Nam, trước đây người ta thường dùng các từ tượng thanh để chỉ các nhạc âm, ví dụ như: tính, tĩnh, tình, tinh, tung, tang, tàng (cho dây đàn); tí, um, bo, tịch, tót, tò, te (cho kèn). Còn tên gọi: Hồ, xừ, xang, xê, cống, phan, líu, u là hệ thống tên gọi từ Mông Cổ truyền qua Trung Quốc sang Việt Nam (có lẽ vào khoảng nửa thế kỉ VIII).

Cho tới nay, đó vẫn là hệ thống để ghi bài bản cho nhạc cụ dây và hơi trong một số thể loại nhạc như nhạc cung đình, ca Huế, ca tài tử, cải lương. Từ đầu thế kỉ XX, có nhiều tìm tòi thể nghiệm cải biến lối ghi cổ truyền. Trong đó, có cả lối kết hợp với cách ghi theo 5 dòng kẻ của phương Tây.

Tìm hiểu ngay: Dịch vụ sửa chữa, lên dây đàn piano chuẩn nốt, chuyên nghiệp tại nhà Khách.

-   Một số nước có nguồn gốc của 7 nốt nhạc khác như

  • Có rất nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã sử dụng A(la) B(si) C(đô) D(rê) E(mi) F(pha) G(sol) để ký âm.
  • Riêng ở nước Đức nốt si dùng hai ký hiệu: H(si) và B(si giáng).
  • Tại Châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản còn dùng số để ký hiệu nốt nhạc như: 1(đô) 2(rê) 3(mi) 4(fa) 5(sol) 6(la) 7(si)

Hy vọng với thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc của 7 nốt nhạc!


icon-dong-hungole-blog (350)icon-dong-hungole-blog (350)SHOWROOM HOÀNG THÁI MUSICicon-dong-hungole-blog (350)icon-dong-hungole-blog (350)

Địa chỉ 1: 86 Phan Văn Trị, P.12, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Địa chỉ 2: 204 Nơ Trang Long, P.12, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 090.123.1678 – 090.146.3333

Tư vấn nhanh qua zalo: icon-dong-hungole-blog (467) Click vào đây

Tư vấn nhanh qua Facebook: icon-dong-hungole-blog (467)Click vào đây


Các bài viết liên quan: 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiền thân của đàn piano có tên gọi khác là gì?

Top 6 đàn piano trắng giá rẻ đáng mua nhất

Tổng hợp Link tải sheet nhạc piano miễn phí